Multidex giúp phục hồi vết thương nhanh gấp 2-3 lần thông thường

11.03.2023

Với thành phần chính là Maltodextrin vô trùng với 1% axit ascorbic, đặc tính tự nhiên của Multidex mang lại chất dinh dưỡng tại chỗ cho vết thương, tạo môi trường tự nhiên để cơ thể tự chữa lành. 

1. Multidex là thuốc gì?

Multidex là sản phẩm chứa Maltodextrin và acid ascorbic 1% được dùng trong chăm sóc vết thương. Multidex có 2 dạng bào chế là dạng bột và dạng gel. 

Cơ chế hoạt động của Multidex:

Khi Maltodextrin đi vào vùng vết thương, nó nhanh chóng tạo ra một màng tự nhiên giúp giữ ẩm và bảo vệ vết thương.

Maltodextrin tạo ra tác dụng hóa ứng động, lôi kéo các tế bào làm lành vết thương của cơ thể (bạch cầu, đại thực bào, và nguyên bào sợi) tới vùng vết thương.

Do tác động hóa ứng động của Maltodextrin, các tế bào giúp làm lành các vết thương của cơ thể tiêu hóa các mảnh vụn, hoại tử. Tiêu diệt vi khuẩn và làm sạch vết thương để chuẩn bị cho việc tăng trưởng mô và tế bào.

Sau đó, Maltodextrin huy động một lượng lớn các nguyên bào sợi được hoạt hóa để tạo ra collagen mới và tạo điều kiện cho việc hình thành mô hạt mới.


2. Chỉ định của Multidex

Multidex® bột được chỉ định cho các vết thương ẩm. Multidex® Gel được chỉ định cho các vết thương từ ẩm vừa đến khô.

Multidex được chỉ định trong điều trị tất cả các vết loét bao gồm:

- Loét da

- Loét trong bệnh tiểu đường.

- Loét do bệnh lý tổn thương động mạch.

- Loét do giãn tắc tĩnh mạch

- Vết loét nhiễm trùng vùng bụng.

- Vết loét từ độ II, III, và IV.

- Vết thương nông.

- Vết thương sâu một phần hoặc toàn phần.

- Vết thương nhiễm trùng và không nhiễm trùng.

- Các vị trí hiến mô/ ghép da.

- Bỏng độ 2.

3. Cách sử dụng thuốc Multidex

- Chuẩn bị vết loét: Cắt lọc mô hoại tử tùy tình trạng vết loét hoặc theo chỉ định của bác sĩ. Tưới rửa vết loét bằng nước muối sinh lý 0.9% hoặc một dung dịch muối đẳng trương.

- Thoa Multidex® (Bột hoặc Gel): Sau khi rửa sạch, bôi Multidex®

  • Với vết loét nông: Bôi một lớp dày khoảng 0,6cm trên toàn bộ vết loét.

  • Với vết loét sâu: đắp đầy vết loét cho bằng với mặt da, lưu ý để thuốc len vào hết các ngóc ngách của vết loét

- Dùng gạc chống dính, chẳng hạn như MultiPad, Sofsorb, Covaderm Plus, hoặc Polyderm Border. Nếu cần, dùng băng keo hoặc gạc cuộn Fluftex hoặc gạc lưới Strech Net để cố định lớp băng.

- Thay băng thường xuyên 1 lần mỗi ngày đối với các vết loét tiết dịch ít và đang lên mô hạt, và 2 lần mỗi ngày đối với vết thương tiết dịch nhiều. Cẩn thận khi loại bỏ băng không dính. Nếu băng dính vào vết thương, hãy ngâm với nước muối vài phút trước khi lấy ra để các mô hạt mỏng manh không bị xáo trộn. Rửa sạch vết thương nhẹ nhàng bằng dung dịch nước muối sinh lý, vô trùng để loại bỏ các mảnh vụn. Điều này sẽ để lại các mô hạt mới hình thành không bị xáo trộn. Tần suất thay băng thông thường là một lần một ngày, tùy thuộc vào mức độ tiết dịch của vết thương và loại băng đang dùng.