Các giai đoạn phát triển vết loét do tỳ đè

07.01.2022

Các giai đoạn phát triển vết loét do tỳ đè

Loét tỳ đè là một trong những nguyên nhân phổ biến gây kéo dài thời gian nằm viện, tăng chi phí điều trị ở những bệnh nhân nằm lâu, liệt giường, ít vận động. Nếu không điều trị kịp thời và đúng cách sẽ có nguy cơ biến chứng cao, thậm chí gây tử vong. Loét do tỳ đè được chia thành 4 giai đoạn, tăng dần theo mức độ tổn thương của vết loét.

Vết loét do tỳ đè.

1. Các giai đoạn phát triển vết loét do tỳ đè

  • Giai đoạn 1: Da còn nguyên vẹn, có màu đỏ, da không ép trắng được ở một vùng khu trú thường trên một lồi xương. Người có da đậm màu có thể không nhìn thấy làm trắng được, màu da có thể khác với các vùng xung quanh. Khi sờ cảm giác vùng da loét do tỳ đè giai đoạn này cứng và ấm hoặc lạnh hơn so với các vùng da xung quanh. Người bệnh có cảm giác đau.

  • Giai đoạn 2: Mất một phần lớp bì, biểu hiện là loét hở nông với đáy vết loét màu đỏ hồng, không đóng vảy, đáy vết loét nông, khô, chưa có mô hoại tử (tế bào chết có màu trắng đục). Cũng có thể biểu hiện như là một phỏng nước chứa đầy huyết thanh còn nguyên vẹn hay bị vỡ/hở ra.

  • Giai đoạn 3: Mất mô toàn bộ lớp da, có thể thấy mô mỡ dưới da nhưng không lộ gân, xương hay cơ. Có thể có lớp vảy nhưng không lấp đầy được mô bị mất. Có thể bao gồm đường hầm và lỗ dò. 

  • Giai đoạn 4: Mất toàn bộ mô da và dưới da, làm lộ gân hay cơ. Có thể có lớp vảy màu vàng do hoại tử đục hay eschar ở đáy vết thương. Thường xuất hiện đường hầm hay lỗ dò.


2. Điều trị vết loét cho từng giai đoạn 

Đối với các tổn thương loét ép giai đoạn 1 và 2, chăm sóc vết thương thường là bảo tồn, không cần phẫu thuật. 

Đối với các tổn thương giai đoạn 3 và 4, có thể cần phải can thiệp phẫu thuật (ví dụ như

ghép da có cuống), mặc dù một số tổn thương này phải được điều trị bảo tồn vì các tình

trạng bệnh lý khác kèm theo. 

Để chăm sóc vết loét hiệu quả nên đánh giá mức độ tổn thương, tình trạng sức khỏe nói chung của người bệnh để có hướng chăm sóc, có thể áp dụng đơn lẻ hoặc đồng thời các biện pháp sau:

  • Nâng đỡ thể trạng: bệnh nhân cần có chế độ ăn uống cân bằng các chất đạm, mỡ, vitamin, khoáng chất.

  • Chăm sóc người bệnh:

    • Để da khô, sạch, đặc biệt các vùng da tỳ đè nhiều dễ bị loét nhất.

    • Cần quan tâm đến vấn đề tiểu, đại tiện của người bệnh không để dây bẩn ra các vùng cơ quan sinh dục, tiết niệu, chậu hông

    • Người nhà nên xoa bóp cho người bệnh ít nhất 3 - 4 lần/ngày, cần quan tâm đặc biệt xoa bóp vùng da dễ bị loét (vùng da bị tỳ đè). Nếu vùng da bị phồng, cố gắng không để nốt phồng vỡ đề phòng nhiễm trùng. 

    • Thường xuyên thay đổi tư thế cho người bệnh (nghiêng trái, nghiêng phải…) thời gian khoảng một vài giờ một lần (tốt nhất 30 phút một lần), làm thế nào để tư thế người bệnh thoải mái nhất, ngay cả gối kê đầu cần mềm mại, độ cao vừa phải.

    • Vải trải giường cần khô, sạch, không chùn, không gập. Nếu dùng đệm nước, đệm khí cần trải vải sạch, không gấp nếp để tránh da dính vào đệm.

  • Chăm sóc vết loét:

    • Loại bỏ mô hoại tử theo chỉ định của bác sĩ điều trị: bằng cắt lọc, bơm xoáy nước, Povidone-Iodine, hoặc enzym tiêu hủy Protein.

    • Rửa vết thương: có thể là nước muối sinh lý, acetic acid (0.5%), Povidone-Iodine hòa loãng hoặc Sodium Hypochlorite (2,5%).

    • Băng bó vết loét: với vết loét giai đoạn 2 hoặc nặng hơn, có thể dùng thêm thuốc gel để chống nhiễm bẩn, loại bỏ mô hoại tử như gel Multidex chứa maltodextrin giúp phủ đầy vết loét, ngăn ngừa nhiễm trùng, làm lành vết thương tự nhiên. 

Thuốc Multidex được sử dụng trong điều trị vết loét do tỳ đè