Các dạng tổn thương loét bàn chân do đái tháo đường

12.02.2022

Sự gia tăng các tổn thương loét bàn chân, nhiễm trùng bàn chân, cắt cụt chi ở người mắc bệnh đái tháo đường đang trở thành một gánh nặng cho bệnh nhân, gia đình người bệnh và xã hội do làm tăng các chi phí tài chính do thời gian nằm viện kéo dài, chi phí sử dụng thuốc. Về lâu dài, tổn thương loét bàn chân và cắt cụt chi còn làm giảm khả năng lao động của người bệnh. 

1. Thực trạng tổn thương bàn chân do đái tháo đường

Theo số liệu thống kê từ IDF năm 2017, bệnh nhân đái tháo đường có nguy cơ bị cắt cụt chi cao gấp 10- 20 lần so với người không mắc bệnh đái tháo đường. Mỗi 30 giây, trên thế giới có 1 bệnh nhân đái tháo đường bị cắt cụt chi.

Nhìn chung, tỷ lệ mắc loét bàn chân do đái tháo đường trên toàn thế giới chiếm khoảng 6,4%. Tuy nhiên, tại các nước có nền kinh tế kém phát triển như Việt Nam, loét bàn chân và cắt cụt chi do đái tháo đường là nguyên nhân rất thường gặp. Biến chứng bàn chân là nguyên nhân làm gia tăng chi phí điều trị. Thống kê năm 2007, 1/3 chi phí điều trị bệnh đái tháo đường được dành cho các chi phí chăm sóc liên quan tới biến chứng bàn chân. So với những bệnh nhân đái tháo đường không bị loét bàn chân, chi phí dành cho những bệnh nhân loét bàn chân do đái tháo đường cao gấp 5,4 lần và chi phí điều trị cho trường hợp loét bàn chân mức độ nặng cao hơn 8 lần so với loét bàn chân mức độ nhẹ.


2. Các dạng tổn thương loét bàn chân do đái tháo đường

2.1. Loét bàn chân do bệnh động mạch ngoại vi (loét mạch máu)

Loét mạch máu là những dạng tổn thương loét được hình thành do mạch máu bị hẹp hoặc tắc hoàn toàn gây ra. Loét mạch máu có những đặc điểm sau:

  • Nhiệt độ bàn chân:Lạnh

  • Màu sắc: Trắng nhợt khi nâng chân hoặc đỏ khi đứng lâu

  • Cảm giác: Bình thường

  • Đau: Loét có đau

  • Mạch: Mất

  • Chai chân: Không


2.2 Loét bàn chân do biến chứng thần kinh ngoại vi (loét thần kinh)

Biến chứng thần kinh ngoại vi làm mất cảm giác bảo vệ bàn chân, tăng áp lực bàn chân, biến dạng bàn chân dẫn tới các vi chấn thương, rách tổ chức da và dưới da hình thành lên tổn thương loét thần kinh. Tổn thương dạng này có những đặc điểm sau:

  • Nhiệt độ bàn chân: Ấm

  • Màu sắc: Hồng

  • Cảm giác: Giảm hoặc mất

  • Đau: Loét không đau

  • Mạch: Bình thường

  • Chai chân: Xung quanh ổ loét


2.3 Loét bàn chân nhiễm trùng

Vết loét bàn chân bị nhiễm trùng khi có những đặc điểm sau: chảy mủ từ vết loét, và/ hoặc có các dấu hiệu: đỏ da, quầng hoặc sưng tấy tại chỗ, ấm nóng tại chỗ, đau căng cứng tại chỗ. Vết loét nhiễm trùng còn có những đặc điểm nhiễm trùng “thứ phát” như vết loét chậm liền, dịch tiết tại vết loét nhiều và bất thường, vết loét có tổ chức mủn, hoại tử và có mùi hôi.


3. Multidex- Giải pháp hữu hiệu cho loét chân do đái tháo đường

Là sản phẩm đi đầu trong việc lành hóa vết thương, 𝐌𝐔𝐋𝐓𝐈𝐃𝐄𝐗 tự tin là sản phẩm công nghệ sinh học của Mỹ dùng trong điều trị vết thương, vết loét theo cơ chế làm lành tự nhiên, sản phẩm không chứa chất bảo quản, an toàn với cả trẻ em. 

Ưu điểm của Multidex khi dùng cho vết loét chân do đái tháo đường:

  • Tốc độ lành thương nhanh gấp 2 -3 lần bình thường.

  • Kìm khuẩn, tái tạo da.

  • Sản phẩm hoàn toàn tự nhiên và không gây ra phản ứng phụ.

  • Sản phẩm đã được các Bác sĩ tại Mỹ sử dụng hơn 45 năm trong việc điều trị vết thương, loét, vết phỏng.