Chăm sóc vết loét bàn chân tiểu đường có thể dùng Multidex hay không?

13.03.2022

Loét chân là biến chứng phổ biến ở bệnh nhân tiểu đường. Theo thống kê, cứ 100 người bệnh tiểu đường thì có tới 15 người đối mặt với tình trạng loét bàn chân. Nếu không phát hiện và chăm sóc đúng cách, vết loét có thể tiến triển nặng và làm tăng nguy cơ cắt cụt chân. 

1. Biểu hiện của loét chân đái tháo đường

Một trong những dấu hiệu đầu tiên của loét bàn chân ở người bệnh tiểu đường là chảy nước từ bàn chân. Chất dịch này làm bẩn tất và gây mùi khó chịu. Sưng chân, kích ứng, mẩn đỏ cũng là triệu chứng ban đầu thường gặp của loét. 

Tuy nhiên, không phải lúc nào triệu chứng của vết loét do đái tháo đường cũng rõ ràng. Nhiều người bệnh không thấy bất kỳ dấu hiệu nào cho đến khi đã loét nặng. Dấu hiệu dễ thấy nhất của vết loét chân nghiêm trọng là mô hoại tử đen xung quanh ổ loét.

Nguyên nhân là vì lượng máu lưu thông tới khu vực xung quanh vết loét bị thiếu hụt. Tế bào và mô bị chết dần, tạo ra vùng hoại tử đen cứng, che giấu ổ loét bên trong. 

Bệnh nhân tiểu đường cần thăm khám bác sĩ nếu phát hiện sự đổi màu da. Đặc biệt, khi các mô chuyển màu đen, vùng da này đau đớn, chai cứng thì nên đi khám càng sớm càng tốt. Loét bàn chân ở người bệnh tiểu đường được chia thành 5 cấp độ từ nhẹ đến nặng bằng Hệ thống phân loại vết loét Wagner:

Độ 0: Không có tổn thương hở; có thể vết thương đã xuất hiện rồi tự lành

Độ 1: Vết loét trầy trợt ở bên ngoài, không xâm nhập vào các mô sâu bên trong

Độ 2: Vết loét sâu hơn, để lộ cả gân, xương hoặc khớp

Độ 3: Loét sâu có áp xe, viêm tủy xương hoặc viêm gân

Độ 4: Hoại thư ở bàn chân trước (phần bao gồm các xương bàn ngón và xương ngón chân)

Độ 5: Hoại thư ở toàn bộ bàn chân


2. Chăm sóc vết loét bàn chân tiểu đường có thể dùng Multidex hay không?

Thuốc điều trị vết loét Multidex có thành phần chính là Maltodextrin, acid ascorbic 1% (vitamin C) phù hợp trong điều trị vết loét chân đái tháo đường nhờ những ưu điểm vượt trội như:

Maltodextrin là một polysaccharid thủy phân từ tinh bột và được ứng dụng nhiều trong dược phẩm nhờ nhiều lợi ích khác nhau. Làm lành vết thương nhờ khả năng thúc đẩy sự gia tăng của các nguyên bào sợi. Maltodextrin có khả năng tạo màng, bám dính vào lớp mô hạt dưới da. Lớp màng này có tác dụng ngăn cản sự thoát hơi nước ra môi trường. Đồng thời, nó cũng tạo hàng rào chống lại sự xâm nhập của vi sinh vật gây bệnh. Bên cạnh đó, maltodextrin có thể bị thủy phân thành glucose, cung cấp dinh dưỡng tại chỗ, thúc đẩy quá trình chữa lành tự nhiên.

Vitamin C có trong thuốc trị loét Multidex như một chất bổ trợ giúp tăng tác dụng chữa lành. Trong trường hợp này, vitamin C có vai trò thúc đẩy tổng hợp sợi collagen và tăng độ bền của nó. Ngoài ra, vitamin C cũng là một chất chống oxy hóa, ngăn cản sự hình thành gốc tự do và tăng cường miễn dịch cho cơ thể.


3. Chăm sóc bàn chân bị loét do đái tháo đường

Lọai bỏ mủ dịch, mô hoạt tử: Áp dụng với vết loét mức độ tương đối nặng, có các tổ chức hoại tử, màng biofilm che chắn bên ngoài. Khi đó, cần áp dụng thủ thuật y tế cắt lọc, bộc lộ hoàn toàn ổ loét bên trong để dễ dàng xử lý phần viêm nhiễm.

Vệ sinh, làm sạch vết loét hàng ngày: Rửa vết thương hằng ngày bằng nước muối sinh lý hoặc các dung dịch sát khuẩn sẽ giúp loại bỏ mầm bệnh vi khuẩn, nấm… tại ổ loét. 

Thoa sản phẩm điều trị vết loét Multidex: 

-Với vết loét nông: Bôi một lớp dày khoảng 0,6cm trên toàn bộ vết loét.

-Với vết loét sâu: đắp đầy vết loét cho bằng với mặt da, lưu ý để thuốc len lỏi vào hết các ngóc ngách của vết loét

Băng vết loét: Thông thường, vết loét tiểu đường nên được để hở cho thoáng khí và lau rửa kháng khuẩn liên tục. Nếu vết loét bị ma sát, tỳ đè thì mới cần băng gạc để che chắn và bảo vệ. Không nên băng kín vết loét cả ngày mà cần tạo điều kiện cho vết loét được “thở”.

Dưỡng da để phục hồi, tái tạo: Khi vết loét đã khô se hoàn toàn, chuẩn bị kéo da non; kết hợp thoa kem dưỡng cung cấp dưỡng chất, độ ẩm là cách tốt nhất để thúc đẩy tổn thương da phục hồi nhanh.