Hướng dẫn chăm sóc vết thương hở do tai nạn

01.11.2021

Hướng dẫn chăm sóc vết thương hở do tai nạn

Có nhiều nguyên nhân gây ra vết thương hở, trong đó phổ biến là do tai nạn, té ngã, đâm phải vật sắc nhọn,... Cho dù bạn bị một vết thương hở nhẹ hay nghiêm trọng hơn, điều quan trọng là phải sơ cứu nhanh chóng. Một số vết thương hở nhẹ có thể được điều trị tại nhà, nếu vết cắt sâu hoặc chảy nhiều máu, bạn cần phương pháp điều trị thích hợp nhằm giảm nguy cơ biến chứng và nhiễm trùng.

Vết thương hở do tai nạn có thể gây ra biến chứng nhiễm trùng nếu không được chăm sóc đúng cách

1. Vết thương hở là gì?

Vết thương hở là một chấn thương liên quan đến sự đứt gãy bên ngoài hoặc bên trong mô cơ thể, thường liên quan đến da. Gần như tất cả mọi người đều sẽ trải qua một vết thương hở vào một thời điểm nào đó trong đời. Hầu hết các vết thương hở nhẹ có thể được điều trị tại nhà. Té ngã, tai nạn với vật sắc nhọn, và tai nạn xe là những nguyên nhân phổ biến nhất gây ra vết thương hở. Trong trường hợp xảy ra tai nạn nghiêm trọng, bạn nên đến cơ sở y tế ngay lập tức. Điều này đặc biệt đúng nếu máu chảy nhiều hoặc chảy máu kéo dài hơn 20 phút.

2. Phân loại vết thương hở

Có bốn loại vết thương hở, được phân loại tùy thuộc vào nguyên nhân của chúng.

  • Trầy do cọ xát: trầy da xảy ra khi da của bạn cọ xát với bề mặt thô ráp hoặc cứng. Thường không chảy nhiều máu nhưng vết thương cần được rửa và làm sạch để tránh nhiễm trùng.
  • Vết rách: đây là một vết cắt sâu hoặc rách da. Tai nạn với dao, dụng cụ và máy móc là nguyên nhân thường xuyên gây ra vết rách. Trong trường hợp vết rách sâu, chảy máu có thể xảy ra rất nhanh và lan rộng.
  • Thủng da: là một lỗ nhỏ do một vật nhọn, dài, chẳng hạn như đinh hoặc kim gây ra. Đôi khi, một viên đạn có thể gây ra một vết thương thủng. Các vết thủng có thể không chảy nhiều máu, nhưng những vết thương này có thể đủ sâu để làm tổn thương các cơ quan nội tạng. Nếu bạn chỉ có một vết thương thủng nhỏ, hãy đến gặp bác sĩ để được tiêm phòng uốn ván và ngăn ngừa nhiễm trùng.
  • Vết thương dập nát là hiện tượng da và mô bên dưới bị rách một phần hoặc hoàn toàn. Loại vết thường này thường xảy ra trong các vụ tai nạn bạo lực, chẳng hạn như tai nạn dập nát cơ thể, vụ nổ. Vết thương này thường chảy nhiều máu.

3. Điều trị vết thương hở

Các vết thương nhỏ có thể được điều trị tại nhà. Đầu tiên, cần rửa và sát trùng vết thương để loại bỏ hết bụi bẩn và mảnh vụn. Băng bó vết thương để kiểm soát chảy máu và sưng tấy. Khi quấn vết thương, luôn sử dụng băng gạc hoặc băng thun vô trùng. Các vết thương rất nhỏ có thể tự lành mà không cần băng bó. Bạn sẽ cần giữ vết thương sạch và khô trong khoảng 5 ngày. Bạn cũng nên đảm bảo rằng bạn cần được nghỉ ngơi nhiều, hạn chế vận động mạnh.

Vết thương thường đi kèm với cảm giác đau. Bạn có thể dùng acetaminophen theo chỉ dẫn của bác sĩ hoặc dược sĩ để giảm đau. Tránh dùng các sản phẩm có aspirin vì chúng có thể gây ra hoặc kéo dài thời gian chảy máu.

Chườm đá nếu bạn bị bầm tím hoặc sưng tấy, và tránh cạy lớp vảy trên vết thương. Nếu bạn phải ở ngoài trời nhiều, hãy sử dụng kem chống nắng có chỉ số chống nắng (SPF) 30 trên khu vực đó cho đến khi vết thương lành hẳn.

Với vết thương hở nặng, bác sĩ có thể sử dụng các kỹ thuật khác nhau để điều trị vết thương hở của bạn. Sau khi làm sạch và có thể làm tê khu vực này, bác sĩ có thể đóng vết thương bằng keo dán da hoặc chỉ khâu. Bạn có thể được tiêm phòng uốn ván nếu bị vết thương đâm thủng.

Tùy thuộc vào vị trí vết thương và khả năng nhiễm trùng, bác sĩ có thể không đóng vết thương và để vết thương lành tự nhiên. Điều này được gọi là chữa lành theo ý định thứ cấp, có nghĩa là từ đáy của vết thương đến lớp biểu bì bề ngoài. Quá trình này có thể yêu cầu bạn băng vết thương bằng gạc nhằm ngăn ngừa nhiễm trùng và hình thành áp xe.

Multidex giúp tạo ra và duy trì một môi trường ẩm thuận lợi cho tiến trình lành vết thương

Hiện nay có rất nhiều phương pháp chăm sóc vết thương nặng và sâu được nhiều người lựa chọn như sử dụng gel điều trị vết loét Multidex chứa thành phần chính là Maltodextrin và Ascorbic Acid 1%. Những chất này có tác dụng làm lành vết thương tự nhiên, cung cấp những dưỡng chất tại chỗ cho vết thương tạo một môi trường tự nhiên cho tiến trình lành vết thương của cơ thể, đồng thời giúp phủ đầy vết loét, ngăn ngừa nhiễm trùng.

4. Sử dụng Multidex trong điều trị vết thương hở do tai nạn

MULTIDEX® là một loại Maltodextrin- một hoạt chất hoàn toàn tự nhiên, vô trùng, được dùng trong chăm sóc vết thương.

Khi Maltodextrin đi vào vùng vết thương, nó nhanh chóng tạo ra một màng tự nhiên giúp giữ ẩm và bảo vệ vết thương. Maltodextrin tạo ra tác dụng hóa ứng động, lôi kéo các tế bào làm lành vết thương của cơ thể (bạch cầu, đại thực bào, và nguyên bào sợi) tới vùng vết thương. Do tác động hóa ứng động của Meltodextrin, các tế bào giúp làm lành các vết thương của cơ thể tiêu hóa các mảnh vụn, hoại tử. Tiêu diệt vi khuẩn và làm sạch vết thương để chuẩn bị cho việc tăng trưởng mô và tế bào. Sau đó, Maltodextrin huy động một lượng lớn các nguyên bào sợi được hoạt hóa để tạo ra collagen mới và tạo điều kiện cho việc hình thành mô hạt mới.

Maltodextrin có tác dụng hình thành một lớp màng bảo vệ vết loét, kiểm soát mùi và làm tiêu mủ

Cách sử dụng multidex khá đơn giản, thuốc có 2 dạng bào chế là dạng gel và dạng bột, phù hợp cho từng loại vết loét khác nhau: Đối với vết thương khô nên sử dụng MULTIDEX® Gel, vết thương ẩm sử dụng dạng Gel hoặc Bột, đối với vết thương ẩm ướt, tiết dịch nhiều, nên dùng dạng bột.

Sau khi rửa vết loét bằng nước muối sinh lý 0,9%, bôi Multidex® một lớp dày

khoảng 0,6cm trên toàn bộ vết loét nếu vết loét nông. Với vết loét sâu: đắp đầy vết loét cho bằng với mặt da, lưu ý để thuốc len vào hết các ngóc ngách của vết loét.

Dùng gạc chống dính, chẳng hạn như MultiPad, Sofsorb, Covaderm Plus, hoặc Polyderm Border. Nếu cần, dùng băng keo hoặc gạc cuộn Fluftex hoặc gạc lưới Strech Net để cố định lớp băng

Thay băng thường xuyên 1 lần mỗi ngày đối với các vết loét tiết dịch ít và đang lên mô hạt, và 2 lần mỗi ngày đối với vết thương tiết dịch nhiều.

http://viendalieu.com.vn/vet-thuong-ngoai-da-bao-lau-thi-khoi-718/

https://bvnguyentriphuong.com.vn/dieu-duong/cham-soc-vet-thuong-ho-the-nao-cho-dung-cach