Hướng dẫn chăm sóc vết loét do bỏng bô xe

01.11.2021

Hướng dẫn chăm sóc vết loét do bỏng bô xe

Việt Nam có tỷ lệ người sử dụng xe máy thuộc top cao nhất thế giới. Do đó bỏng bô xe là tai nạn thường gặp, nhất là với chị em phụ nữ thường mang váy ngắn hoặc trẻ em vô ý đụng phải bô xe đang nóng. Bài viết này giúp bạn chăm sóc vết loét do bỏng bô xe, hạn chế những tổn thương nghiêm trọng do vết bỏng gây ra. 

Ảnh 1: Hình ảnh vết bỏng do bô xe

1. Xác định mức độ bỏng

Bỏng bô xe được xếp vào nhóm bỏng nhiệt. Bô xe thường có kích thước nhỏ, nhưng sự dẫn truyền nhiệt từ bô xe đang nóng qua da rất nhanh, nhiệt độ da vùng bỏng vẫn duy trì mức cao sau bỏng nên dễ dẫn đến tổn thương sâu. Nếu không sơ cứu kịp thời và chăm sóc vết bỏng bô đúng cách sẽ làm da nổi sẹo thâm rất mất thẩm mỹ. 

Bỏng bô xe được đánh giá bằng 3 mức độ sau:

  • Bỏng độ 1: đây là dạng bỏng nhẹ nhất, tổn thương da là ít nhất. Bỏng độ 1 tổn thương chỉ đến lớp biểu bì của da. Dấu hiệu điển hình của bỏng độ 1 là vùng da bị bỏng bô sưng tấy và đau rát nhẹ, có thể hơi sưng. Vết bỏng thường tự khỏi trong vòng 7 đến 10 ngày, vùng da tổn thương có dấu hiệu bị bong tróc.
  • Bỏng độ 2: tổn thương lớp biểu bì và một phần chân bì (lớp thứ 2 của da). Biểu hiện nhẹ là vùng da đỏ, đau, chuyển sang màu trắng khi chạm vào, bị rộp và vẫn còn lông. Biểu hiện nặng là có thể đau hoặc không đau (vết thương sâu làm đứt dây thần kinh nên không có cảm giác đau), có thể ẩm hoặc khô (vết bỏng sâu tới mức tuyến mồ hôi bị phá hủy), có thể đổi sang màu trắng khi chạm vào vùng da tổn thương, lông trên da bị rụng. Thông thường bỏng độ 2 cần 2 đến 3 tuần để lành lại, nguy cơ tạo sẹo cũng lớn hơn.
  • Bỏng độ 3: là mức nặng nhất, vết bỏng gây tổn thương lớp biểu bì và chân bì. Dây thần kinh, huyết quản và nang lông đều bị phá hủy. Nếu bỏng nặng, vết bỏng có thể ảnh hưởng tới xương và cơ. Dấu hiệu nhận biết: Vùng da bị bỏng có thể ở dạng sáp có màu trắng hoặc màu xám đen. Bệnh nhân cần nhanh chóng đến cơ sở y tế gần nhất để điều trị kịp thời.

2. Nên làm gì khi bị bỏng bô xe?

Khi bị bỏng bô xe, cần thực hiện các bước sơ cứu sau:

  • Loại bỏ tác nhân gây bỏng càng sớm càng tốt, cởi bỏ quần áo vùng bị bỏng do quần áo có tác dụng giữ nhiệt và để tránh quần áo cọ xát vào vị trí bỏng
  • Làm mát vùng da bị bỏng: ngâm hoặc rửa vùng bỏng bằng nước mát, sạch, Thời điểm ngâm rửa tốt nhất là trong vòng 30 phút sau khi bị bỏng. Thời gian ngâm rửa vết bỏng kéo dài 15 - 30 phút (thường cho tới khi hết đau rát). 
  • Sau khi đã làm sạch vết thương với nước, có thể dùng nước muối sinh lý (NaCL 0,9%) hoặc dung dịch Providine 10% để sát trùng. Tuyệt đối không rửa vết thương bằng nước ô xy già, thuốc đỏ, cồn y tế vì đây là các chất gây chết mô hạt, nguy cơ để lại sẹo.

Với vết bỏng nặng, từ độ 2 trở lên, gây loét da, có thể sử dụng Multidex để thoa vào vết thương sau khi đã làm sạch bằng nước muối sinh lý. Với vết loét nông: Bôi một lớp thuốc dày khoảng 0,6cm trên toàn bộ vết loét. Với vết loét sâu: đắp đầy vết loét cho bằng với mặt da, lưu ý để thuốc len vào hết các ngóc ngách của vết loét. Dùng gạc chống dính, chẳng hạn như MultiPad, Sofsorb, Covaderm Plus, hoặc Polyderm Border. Nếu cần, dùng băng keo hoặc gạc cuộn Fluftex hoặc gạc lưới Strech Net để cố định lớp băng.

Ảnh 2 (chăm sóc vết thương bằng multidex)

Nên thay băng thường xuyên 1 lần mỗi ngày đối với các vết loét tiết dịch ít và đang lên mô hạt, và 2 lần mỗi ngày đối với vết thương tiết dịch nhiều. 

Nếu vết bỏng ở dạng nhẹ và nông thì vết thương sẽ tự lành trong vòng 2 tuần. Trong trường hợp này không nhất thiết phải băng bó mà nên để vết thương được thông thoáng sẽ nhanh lành hơn. Chỉ cần hạn chế để vùng da bị bỏng tiếp xúc với quần áo hay bụi bẩn để tránh nhiễm trùng là được.