Bỏng nhiệt ở trẻ em: điều trị như thế nào?

21.12.2021

Bỏng nhiệt ở trẻ em: điều trị như thế nào?

Da của trẻ em rất mỏng manh nên dễ bị bỏng hơn da của người lớn. Bỏng nhiệt là vết bỏng gây ra do nhiệt. Chúng có thể do chất lỏng nóng, lửa, hơi nước hoặc các vật nóng như nồi nấu, bô xe. 

Bỏng nhiệt ở trẻ em

1. Bỏng nhiệt ở trẻ em

Các vết bỏng nhẹ chỉ làm tổn thương lớp da trên cùng. Da bị đau, khô và đỏ. Vết bỏng nhẹ sẽ lành trong vòng chưa đầy một tuần. Chúng thường không để lại sẹo. Các vết bỏng nghiêm trọng hơn có thể sưng và phồng rộp. Một số vết bỏng nghiêm trọng hơn sẽ lành trong 1 đến 3 tuần mà không để lại sẹo, nhưng màu da có thể thay đổi vĩnh viễn.

Vết bỏng nên được làm mát bằng nước, sau đó được làm sạch cẩn thận. Bác sĩ có thể loại bỏ vùng da bị tổn thương. Trẻ có thể được cho uống acetaminophen (hay paracetamol) hoặc thuốc chống viêm không steroid để kiểm soát cơn đau. Thuốc kháng sinh thường được bôi vào vết bỏng. Các vết bỏng nhẹ nên để thông thoáng. Các vết bỏng nghiêm trọng hơn có thể được băng lại bằng băng vô trùng. Trẻ bị bỏng nặng hoặc bị bỏng quanh mặt, bộ phận sinh dục, bàn tay, bàn chân hoặc khớp có thể phải ở lại bệnh viện để điều trị và theo dõi.


2. Sơ cứu vết bỏng nhiệt ở trẻ em

2.1. Bé bị bỏng bô xe máy

  • Ngay lập tức, làm mát vùng da bị bỏng, bằng cách đặt vết bỏng dưới vòi nước trong vài phút.

  • Rửa vết thương bằng nước muối, bôi thuốc mỡ đặc trị phủ kín vết bỏng và băng lại bằng gạc sạch.

  • Không nên chọc vỡ bóng nước, bôi đắp các loại thuốc không rõ (vì sẽ làm chậm lành vết thương và thêm nguy cơ nhiễm trùng).

  • Đưa bé đến cơ sở y tế, nếu trong quá trình chăm sóc tại nhà, có dấu hiệu nghi ngờ nhiễm trùng, như da bị đỏ lên hoặc mất màu ở vùng da bình thường quanh vết bỏng, vết bỏng có mùi hôi làm bé đau hơn, vết bỏng sưng nhiều, bé sốt hoặc kèm ớn lạnh.


2.2. Trẻ bị bỏng lửa, nước sôi

Khi trẻ không may bị bỏng lửa, nước sôi, người nhà cần nhanh chóng đưa trẻ ra khỏi nguồn gây bỏng và thực hiện các bước sau:

  • Làm mát vết bỏng, tránh cho da khỏi bị rộp bằng cách mở vòi nước cho chảy chầm chậm lên vết bỏng khoảng 15 – 20 phút. Không dùng nước lạnh, nước đá (trong tủ lạnh) để làm mát da cho trẻ.

  • Nhẹ nhàng tháo bỏ những vật cứng trên vùng bỏng như giầy, dép, vòng trước khi vết bỏng sưng nề.

  • Che phủ vùng bỏng bằng gạc vô khuẩn. Nếu không có gạc có thể dùng vải sạch.

  • An ủi trẻ, cho uống nước và đặt trẻ ở tư thế nằm.

  • Nếu vết bỏng nhẹ, diện tích da bị bỏng nhỏ, tổn thương có thể tự liền nhờ quá trình biểu mô hóa, thì sau khi sơ cứu có thể điều trị tại nhà theo hướng dẫn của bác sĩ. Nếu nặng hơn thì ngay sau khi sơ cứu cần chuyển trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để các bác sĩ điều trị kịp thời.

Trẻ bị bỏng lửa, nước sôi

2.3. Bỏng do điện giật

Bỏng do dòng điện chia thành 2 nhóm: do luồng điện có hiệu điện thế thông dụng (1000V). Sét đánh cũng gây bỏng do luồng điện có hiệu điện thế cao.

  • Cha mẹ phải cắt ngay nguồn điện, dùng cây gỗ để gạt bỏ dây điện, kéo bé ra xa nguồn điện. 

  • Nếu bé bất tỉnh, khai thông đường thở, và chuẩn bị hô hấp nhân tạo theo từng độ tuổi.

  • Làm mát vết bỏng bằng cách giữ vùng bị thương ít nhất 10 phút dưới nước lạnh đang chảy.

  • Đưa trẻ đến ngay trung tâm y tế gần nhất để được theo dõi và chăm sóc.


3. Chăm sóc vết bỏng nặng ở trẻ em

Với vết bỏng nặng, từ độ 2 trở lên, gây loét da, có thể sử dụng Multidex để thoa vào vết thương sau khi đã làm sạch bằng nước muối sinh lý. 

  • Với vết loét nông: bôi một lớp thuốc dày khoảng 0,6cm trên toàn bộ vết loét.

  • Với vết loét sâu: đắp đầy vết loét cho bằng với mặt da, lưu ý để thuốc len vào hết các ngóc ngách của vết loét. Dùng gạc chống dính, chẳng hạn như MultiPad, Sofsorb, Covaderm Plus, hoặc Polyderm Border. Nếu cần, dùng băng keo hoặc gạc cuộn Flutex hoặc gạc lưới Stretch Net để cố định lớp băng.

Nên thay băng thường xuyên 1 lần mỗi ngày đối với các vết loét tiết dịch ít và đang lên mô hạt, và 2 lần mỗi ngày đối với vết thương tiết dịch nhiều. 

Vết bỏng do bô xe máy sau 3,5 tuần sử dụng sản phẩm Multidex.