Bí quyết chăm sóc vết thương nhiễm trùng nhanh lành

15.01.2022

Vết thương nhiễm trùng nếu không được xử lý kịp thời có thể dẫn đến nhiều biến chứng và hậu quả nguy hiểm, nhất là tình trạng hoại tử. Do đó, khi phát hiện vết thương đã bị nhiễm trùng, cần kịp thời sơ cứu và đến ngay cơ sở y tế để được các bác sĩ, y tá có chuyên môn tiến hành điều trị. Bài viết dưới đây cung cấp những lưu ý khi bạn chăm sóc vết thương bị nhiễm trùng.

1. Nhận biết vết thương đã bị nhiễm trùng

Cần lưu ý khi vết thương hở xuất hiện những dấu hiệu nhiễm trùng sau: 

  • Xuất hiện dịch vàng hoặc dịch có màu xanh lá, có thể kèm theo mủ và mùi hôi tanh khó chịu.

  • Tại vị trí vết thương có cảm giác đau nhức, sưng to và tấy đỏ .

  • Miệng vết thương có dấu hiệu thay đổi kích thước, triệu chứng sưng đỏ lan rộng sang các vùng lân cận.

  • Hiện tượng đau nhức không có dấu hiệu thuyên giảm kể cả khi sử dụng các biện pháp giảm đau tại nhà. 

  • Cơ thể người bệnh bắt đầu có hiện tượng yếu ớt, mệt mỏi kèm theo sốt.


2. Vệ sinh tay sạch sẽ

Trước khi tiến hành các bước chăm sóc vết thương, bệnh nhân hoặc người chăm sóc cần vệ sinh tay bằng xà phòng. 


3. Chăm sóc vết thương bị nhiễm trùng với Multidex

  • Cắt lọc mô hoại tử tùy tình trạng vết loét hoặc theo chỉ định của bác sĩ.

  • Tưới rửa vết loét bằng nước muối sinh lý 0.9% hoặc một dung dịch muối đẳng trương. Nếu tình trạng vết thương bị sưng đỏ nhẹ, cần vệ sinh bằng nước muối mỗi ngày 3 lần, mỗi lần 15 phút, sau đó nhẹ nhàng lau khô bằng bông y tế.

  • Thoa Multidex® (Bột hoặc Gel): Sau khi rửa sạch, bôi Multidex®

    • Với vết loét nông: Bôi một lớp dày khoảng 0,6cm trên toàn bộ vết loét.

    • Với vết loét sâu: đắp đầy vết loét cho bằng với mặt da, lưu ý để thuốc len lỏi vào hết các ngóc ngách của vết loét

  • Dùng gạc chống dính, chẳng hạn như MultiPad, Sofsorb, Covaderm Plus, hoặc Polyderm Border. Nếu cần, dùng băng keo hoặc gạc cuộn Flutex hoặc gạc lưới Stretch Net để cố định lớp băng.

  • Thay băng thường xuyên 1 lần mỗi ngày đối với các vết loét tiết dịch ít và đang lên mô hạt, và 2 lần mỗi ngày đối với vết thương tiết dịch nhiều.


4. Khi nào cần gặp bác sĩ?

Vết thương hở hoàn toàn có thể sơ cứu và điều trị, theo dõi tại nhà theo sự hướng dẫn của bác sĩ. Tuy nhiên, cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được giúp đỡ nếu bị thương trong các trường hợp sau:

  • Thực hiện cầm máu không đem lại hiệu quả

  • Vết thương do người hoặc động vật cắn, tác động.

  • Tổn thương nghiêm trọng gần đầu, cổ, ngực hoặc bụng gây dập nát hoặc có vết hở lớn.

  • Vị trí tổn thương đâm sâu và xuyên qua các khớp xương.

  • Chấn thương gây đứt rời các chi (trong thời gian chờ cấp cứu, nên bảo quản chi đứt rời trong túi nilon sạch, kín và ướp lạnh).

  • Tình trạng vết thương bắt đầu xuất hiện dấu hiệu nhiễm trùng hoặc không thể làm sạch bằng các biện pháp thông thường.