Bị bỏng kiêng ăn gì?

15.12.2021

Bị bỏng kiêng ăn gì?

Bị bỏng nặng thường để lại sẹo thâm gây mất thẩm mỹ, ảnh hưởng đến tâm lý người bệnh. Trong quá trình điều trị bỏng, bên cạnh việc sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, việc tuân thủ chế độ dinh dưỡng phù hợp cũng giúp ích rất nhiều cho quá trình lành vết thương. Vậy bị bỏng nên hạn chế ăn những thực phẩm nào?

 

1. Vai trò của chế độ dinh dưỡng trong điều trị bỏng?

Bài viết này nhằm mục đích thông báo cho những người bị bỏng và gia đình của họ về chế độ dinh dưỡng trong thời gian nhập viện và sau khi họ trở về nhà. Chấn thương bỏng làm tăng đáng kể nhu cầu dinh dưỡng của bạn. Kích thước vết bỏng càng lớn, bạn càng cần nhiều chất dinh dưỡng để chữa lành. Chế độ ăn giàu calo và protein giúp:

  • hỗ trợ hệ thống miễn dịch để giảm nguy cơ nhiễm trùng; 
  •  giúp vết thương nhanh lành hơn; 
  • duy trì khối lượng cơ bắp;

Chuyên gia dinh dưỡng và đội ngũ y tế sẽ quyết định bạn cần bao nhiêu dinh dưỡng (ví dụ: calo và protein). Họ thiết lập nhu cầu dinh dưỡng của bạn dựa trên cân nặng, chiều cao, tuổi và kích thước vết bỏng của bạn. Vitamin và khoáng chất cũng rất quan trọng để điều trị chấn thương bỏng và ngăn ngừa nhiễm trùng.

  • Vitamin C, kẽm và đồng giúp vết bỏng mau lành
  • Vitamin E, vitamin C và selen giúp giảm phản ứng căng thẳng của cơ thể sau chấn thương
  • Vitamin C, vitamin D và kẽm giúp ngăn ngừa và điều trị nhiễm trùng.

Nếu bạn ăn một chế độ ăn uống cân bằng và lành mạnh, bạn có thể không cần thêm vitamin. Hỏi bác sĩ nếu bạn lo lắng về nhu cầu dinh dưỡng của mình.

Thực phẩm giàu vitamin C giúp vết thương do bỏng mau lành

2. Bị bỏng nên kiêng ăn gì?

Khi bị bỏng, bạn nên hạn chế những thực phẩm sau để giúp vết thương mau lành và không để lại sẹo:

  • Trứng: Khi vết bỏng đang chuẩn bị lên da non, đây là thời điểm tái tạo làn da mới, nếu chúng ta ăn nhiều trứng sẽ khiến vết thương lâu lành và hình thành sẹo trắng gây mất thẩm mỹ. 
  • Thịt bò: Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, nếu ăn thịt bò trong thời điểm vết bỏng bắt đầu khép miệng lại sẽ khiến chỗ bị thương tăng sinh sắc tố melanin gây ra hiện tượng sậm màu lại tạo thành sẹo thâm. Do đó, bạn cần hạn chế ăn thịt bò và những thực phẩm làm từ bò như chả bò, giò bò… 
  • Rau muống: Rau muống giúp tăng sinh các sợi collagen giúp vùng da bị tổn thương đầy lên nhanh chóng, nhưng sẽ tạo thành vết thẹo lồi gây mất thẩm mỹ.
  • Thịt gà: loại thực phẩm này sẽ làm vết thương bị ngứa, dễ mưng mủ và sưng tấy.
  • Hải sản: các loại thực phẩm như cá, tôm, cua, mực có thể khiến cho vết thương sưng đỏ, gây ngứa vết bỏng, do đó không nên ăn hải sản nếu bạn bị bỏng.

3. Chế độ chăm sóc vết bỏng bằng gel Multidex

 Multidex là sản phẩm chứa Maltodextrin và acid ascorbic 1% được dùng trong chăm sóc vết thương. Đâylà sản phẩm đến từ Mỹ được các y bác sĩ tin dùng hơn 40 năm qua. Multidex là giải pháp cho các bệnh nhận bị bỏng, loét, hoặc vết thương hở, Multidex giúp mau lành vết thương, giảm đau đớn và tiết kiệm rất nhiều cho bệnh nhân với những ưu điểm nổi trội như: 

  • Thúc đẩy mạnh sự tăng trưởng mô hạt có nhiều mạch máu, làm lành vết thương tự nhiên
  • Có tác dụng nuôi dưỡng tại chỗ
  • Có tính háo nước, làm khô nhanh chóng các chất tiết tại vết loét
  • Không độc, không hấp thu vào cơ thể
  • Kiểm soát mùi và làm tiêu mủ

Multidex- giải pháp tối ưu chăm sóc vết thương do bỏng

Multidex có 2 dạng bào chế là Multidex bột và Multidex Gel. 

Vậy sử dụng 2 loại này như thế nào?

  • Bước 1: Cắt bỏ các mô hoại tử tùy tình trạng vết loét hoặc theo chỉ định của Bác sĩ
  • Bước 2: Rửa vết loét bằng nước muối sinh lý 0.9%
  • Bước 3: Sau khi rửa sạch, bôi Multidex vào
  • Với vết loét nông: bôi một lớp dày khoảng 0.6 cm trên toàn bộ vết loét
  • Với vết loét sâu: lắp đầy vết loét cho bằng với mặt da, lưu ý để thuốc len vào hết các ngóc ngách của vết loét.
  • Bước 4: Dùng gạc chống dính như MultiPad, Sofsort, Covaderm Plus hoặc Polyderm Bo