Vết thương hoại tử, có mùi là mức độ đặc biệt nghiêm trọng của tổn thương da. Nếu không xử lý đúng cách, vùng hoại tử sẽ lan sâu và rộng, đe dọa nghiêm trọng đến sức khỏe người bệnh. Dưới đây là một số cách giúp bạn xử lý vết thương hoại tử hiệu quả.
1. Thế nào là vết thương hoại tử?
Vết thương hoại tử là hiện tượng các mô tế bào tại vết thương bị chết và lan rộng dần nếu không được điều trị. Bất cứ vết thương nào đều có nguy cơ bị hoại tử. Đặc biệt là các vết thương do mổ nội tạng, vết thương hở ở tay, chân…
Phân loại vết thương hoại tử chủ yếu gồm 2 loại:
- Trường hợp hoại tử khô: không có dịch, màu nâu hay đen và có thể bong tróc mảng da hoại tử.
- Trường hợp hoại tử ướt: lở loét, gồm mô chết và dịch vàng hay nâu đỏ.
2. Nguyên nhân gây hoại tử vết thương
Vết thương hoại tử gây ra bởi nhiều nguyên nhân. Hai nguyên nhân thường gặp nhất như sau:
- Do vết thương bị nhiễm trùng: do tụ cầu, liên cầu tấn công. Từ đó, độc tố của vi khuẩn gây lở loét và hoại tử mô tại vị trí tổn thươn
- Do băng bó vết thương quá chặt, lượng máu tới vết thương không đủ nuôi mô tế bào. Từ đó khiến vết thương khô quắt lại và mô chết dần.
3. Các bước xử lý vết thương hoại tử, có mùi
Bước 1. Cắt lọc vết thương hoại tử
Đây là nguyên tắc quan trọng trong xử lý vết thương hoại tử. Việc điều trị chỉ mang lại kết quả tốt khi phần hoại tử được cắt lọc hoàn toàn. Cắt lọc vết thương hoại tử có mùi cần được thực hiện bởi người có chuyên môn để đảm bảo phần hoại tử được loại bỏ sạch sẽ, giảm sự lây lan hoại tử sang phần mô xung quanh
Bước 2. Làm sạch vết thương
Tưới rửa vết thương bằng nước muối sinh lý 0.9% hoặc một dung dịch muối đẳng trương.
Bước 3. Theo dõi tiến triển, kết hợp dùng Multidex
Vết thương hoại tử cần được theo dõi hằng ngày và loại bỏ phần hoại tử đến khi không còn xuất hiện hoại tử, lở loét nữa. Nếu bệnh nhân sốt cao liên tục trong 48 giờ, lựa chọn điều trị tại nhà không có tiến triển mà vết thương ngày càng nặng thêm hay có bất kì triệu chứng nào bất thường thì nên đưa bệnh nhân đến trung tâm y tế ngay.
Multidex là sản phẩm hiệu quả trong chăm sóc vết loét do có nhiều công dụng như:
- Hình thành màng gel nhanh chóng đối với các vết loét tiết dịch và bám dính vào mô để ngăn tình trạng mất nước.
- Duy trì độ ẩm thích hợp cho sự phát triển của mô hạt và tăng sinh biểu mô.
- Giảm tiết dịch mủ do đó giảm mùi hôi.
- Tạo hàng rào vật lý ngăn cản sự xâm nhập của vi khuẩn và bụi bẩn vào vết thương.